Biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa hại cây trồng

Sâu vẽ bùa là một trong những loài sâu gây hại nguy hiểm cho nhiều loại cây trồng và có khả năng bùng dịch nhanh. Chúng thường gây hại trên các chồi và lá non. Những lá bị sâu vẽ bùa gây hại bị co lại, biến dạng, quăn queo làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị thương phẩm.

Những lá bị sâu vẽ bùa gây hại nặng bị co lại, biến dạng, quăn queo

* Thời điểm gây hại của sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm và có thể xuất hiện ở mọi thời điểm, tuy nhiên tập trung gây hại mạnh ở thời điểm cây ra đọt non nhiều, nguồn thức ăn dồi dào (sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non). Điều kiện thuận lợi để sâu gây hại thường là nhiệt độ từ 23 – 29 độ C, độ ẩm không khí từ 85 – 90%.

* Dấu hiệu nhận biết có sâu vẽ bùa

Sâu non đục phá chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô của lá, ăn đến đâu biểu bì lá phồng đến đấy, tạo thành các đường chạy dài ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì, phía sau là đường phân thải ra của sâu như sợi chỉ, lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu. Khi đẫy sức, sâu non đục ra mép lá, hóa nhộng tại mép lá gần gân lá, chỗ lá bị quăn bằng cách dùng tơ gấp lại che tổ kén.

          

* Mức độ gây hại của sâu vẽ bùa lên cây trồng

Khi sâu gây hại, lá nhỏ, quăn queo, dị dạng ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường. Cây đang trong giai đoạn cho quả, nếu bị sâu gây hại quả sẽ sần sùi; trường hợp nặng, quả có thể bị rụng. Sâu vẽ bùa gây hại sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, mẫu mã dẫn đến khó tiêu thụ và giảm giá trị thương phẩm.

Khi sâu vẽ bùa gây hại tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển từ vết thương trên lá. Có triệu chứng xuất hiện nhiều đốm đỏ, sau đó héo dần ra xung quanh, lan xuống cả mặt dưới lá. Triệu chứng này cùng có ở cả 2 bệnh loét do vi khuẩn và ghẻ sẹo do nấm.

* Cách phòng trừ sâu vẽ bùa

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sâu bệnh kịp thời để có hướng giải quyết.

Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung, hạn chế sự phá hại của sâu.

Bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ, phân bón lá, phân trung vi lượng để giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng, cây trồng phát triển tốt lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập lá, hạn chế gây hại.

Bên cạnh đó cần bảo vệ và phát triển các loài thiên địch trong vườn như kiến vàng các loại ong ký sinh để loại bỏ sâu vẽ bùa một cách tự nhiên.

Khi phát hiện vườn cây bị bệnh, cần áp dụng ngay các biện pháp tổng hợp. Cắt tỉa các cành, lá, chồi non bị gây hại đem đi tiêu hủy. Không tưới nước tràn trên lá mà chỉ tưới ở gốc. Bón phân cân đối, giảm lượng phân đạm và ngừng phun phân qua lá.

– Cách diệt sâu vẽ bùa không dùng thuốc BVTV (áp dụng đối với số lượng cây ít, mới chớm bị sâu hại hoặc cây trồng trong chậu tại nhà): Diệt trừ bằng cách bắt bằng tay hoặc phun nước ấm (nước pha hai sôi một lạnh).

– Cách diệt trừ sâu vẽ bùa bằng thuốc BVTV: Sử dụng thuốc trừ sâu Zingard 80WG của Công ty Cổ phần BigFive Việt Nam.

Zingard 80WG là giải pháp đặc hiệu, kiểm soát, tiêu diệt dòi đục lá (sâu vẽ bùa), ruồi đục quả (ruồi vàng) trên các loại cây trồng; thuốc có tính lưu dẫn và chuyển vị nhanh. Thuốc có tác dụng chuyên biệt lên các pha sinh trưởng: Trứng và sâu non; gây biến dạng và ngăn cản quá trình lột xác. Thuốc có thể gây ảnh hưởng đối với trứng trong cơ thể ruồi cái sau khi ruồi cái trúng thuốc, trứng đẻ ra bị ung không nở được.

* Hướng dẫn sử dụng:

+ Liều dùng: Pha 9,5g cho bình 18 – 20 lít nước hoặc 12,5g cho bình 20 – 25 lít nước. Phun ướt đều tán lá cây trồng.

+ Thời điểm phun: Phun thuốc ngay khi xuất hiện ấu trùng (sâu non) trên lá hoặc vết châm của ruồi trên quả. Chủ động kiểm soát vào các lứa lộc non, quả non. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Cảm ơn Quý khách hàng và bà con đã theo dõi bài viết!

Công ty Cổ phần BigFive Việt Nam kính chúc bà con một mùa vụ bội thu, được mùa được giá!

Tác giả: matvu01

Tags: