Biện pháp quản lý và kiểm soát tổng hợp nhện, bọ trĩ và bọ phấn hại cây trồng

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT TỔNG HỢP NHỆN, BỌ TRĨ VÀ BỌ PHẤN HẠI CÂY TRỒNG

  • Việt Nam chúng ta là đất nước có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang lại sự phong phú về các loại cây trồng, nhưng cũng thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
  • Một trong số các loài đó là nhện gồm nhện đỏ-nhện trắng-nhện rám vàng, bọ phấn hại cây trồng. Chúng là loài đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau; đặc biệt là nhóm cây có giá trị kinh tế cao như cây sầu riêng, cây có múi, cây hoa, cây rau.
  • Để có biện pháp quản lý và kiểm soát tổng hợp, chúng ta cần phải hiểu biết về đặc tính của chúng.
  • Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con nông dân: đặc tính sinh trưởng-phát triển, sự gây hại và một số biện pháp để có thể quản lý và kiểm soát tổng hợp nhện, bọ trĩ và bọ phấn.

KHÁI QUÁT VỀ NHỆN, BỌ TRĨ VÀ BỌ PHẤN

Nhện đỏ

  • Nhện đỏ là một trong những loài gây hại trong vườn phổ biến nhất ăn cây trồng. Chúng thuộc họ Tetranychidae và có hình bầu dục nhỏ, màu đỏ và thường được tìm thấy ở mặt dưới của lá và việc chúng ăn có thể gây hại nghiêm trọng cho cây.
  • Nhện đỏ có thể sinh sản nhanh chóng trong điều kiện khô và ấm, có tính quần thể rất tốt nên phát triển về số lượng nhanh. Vòng đời nhện đỏ từ 2-4 tuần, con cái có thể đẻ tới 20 quả trứng mỗi ngày và những quả trứng này có thể nở trong vòng vài ngày. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ cây trồng và kiểm tra chúng thường xuyên

Nhện trắng

  • Khiến cho những lá, những chồi hoa bị biến đổi về hình dạng.
  • Nước bọt có độc tố của nhện khiến cho ngọn cây bị xoắn, cứng và phát triển méo mó.
  • Thường hay được quan sát thấy trên những lá mới và ngọn non.
  • Những lá có nhện thường cong xuống và có màu đồng hay tía. Những lóng thu ngắn lại, và những chồi nách mọc ra nhiều hơn bình thường. Hoa không phát triển, và sự phát triển của cây bị ức chế khi nhện tấn công với số lượng lớn.

Nhện rám vàng

  • Nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora hại cam, quýt là một loài nhện thuộc họ Eriophyidae
  • Nhện rám vàng được coi là một trong các loài gây hại cam, quýt quan trọng nhất trên thế giới. Chúng phân bố tại nhiều nước thuộc châu Mỹ, châu Phi và châu Á.
  • Phạm vi ký chủ: Gây hại trên các loài cây thuộc giống cam chanh (Citrus), đặc biệt là chanh, cam, bưởi, quất, quýt.

Bọ trĩ

  • Bọ trĩ thuộc bộ cánh tơ, có tên khoa học là Stenchaetothrips biformis, là loài côn trùng nhỏ, cơ thể bọ trĩ có dạng hình trụ, đầu dẹp. Bọ trĩ có nhiều màu sắc khác nhau trắng, vàng, nâu sẫu hoặc đen. Loài này đẻ trong mô ở các bộ phận non của cây, bọ trĩ cái đẻ trứng được 40 – 50 trứng. Bọ trĩ non màu vàng nhạt, sống gây hại chung với bọ trĩ trưởng thành, vòng đời của bọ trĩ là 15 -20 ngày.

Bọ phấn

  • Bọ phấn (Bemisia tabaciGennadius) thuộc họ Aleyrodidae, bộ cánh đều Homoptera. Bọ phấn trắng trưởng thành có kích thước nhỏ,
  • Bọ phấn sinh sản nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn chúng đã lan tràn khắp vườn, làm cho cây bị úa lá. Bọ phấn hút nhựa cây già lẫn cây non và tiết mật, dẫn đường mang kiến và rệp đến. Sau khi có cánh, chúng di chuyển sang gây hại trên môi trường mới. Bọ phấn là tác nhân truyền bệnh và vius từ cây này sang cây khác

 PHƯƠNG THỨC GÂY HẠI

Nhện đỏ

  • Nhện đỏ lan truyền từ cành này qua cành khác, cây này qua cây khác nhờ những sợi tơ, gió và các dụng cụ, người làm vườn.
  • Nhện đỏ thường tập trung ở cả mặt trên và dưới lá, cắn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây, làm giảm khả năng quang hợp, tăng thoát hơi nước và giảm sự phát triển của cây.
  • Cây bị nhẹ lá có đốm trắng như hạt bụi li ti, sau chuyển sang vàng, phồng rộp, cằn lại, khô cứng và rụng như là bị bụi, còn bị hại nặng lá có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, sinh trưởng kém
  • Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành trở nên khô và chết.
  • Nhện đỏ gây hại có thể khiến hoa bị thui, rụng. Trái cây bị vàng, sạm và dễ nứt khi trái lớn lên. Nhện chích hút còn là nhân tố truyền virus cho cây.

Nhện trắng

  • Nhện có miệng chích hút như mũi kim. Nhện đỏ đâm miệng vào thân cây, đầu tiên ở mặt dưới lá. Hầu hết các loài nhện đều tạo màng tơ trên cây ký chủ.
  • Nhện ăn làm cho lá chuyển màu vàng xám. Các đốm hoại tử xuất hiện khi lá bị nặng. Khi nhện đỏ dời lớp sáp, lớp mô thịt lá xẹp xuống và tạo thành các đốm màu nơi nó chích hút. Có khoảng 18-20 tế bào bị hủy/phút. Quá trình chích hút tạo thành các vết chấm trắng và về sau lá trở nên vàng xám hay màu đồng. Sự rụng lá hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhện đỏ không được phòng trừ.
  • Khi quần thể tăng trưởng, nhện đỏ phân bố khắp bề mặt lá, bao gồm cả mặt trên lá và những đốm vàng bao trùm cả lá làm chuyển sang màu đỏ hay rỉ sắt. Khi bị nặng, phần lá giữa và dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá hướng về ngọn, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết.

Nhện rám vàng

  • Nhện tập trung mật số rất cao trên trái non. Gây hại bằng cách cạp và hút dịch của vỏ trái, tập trung nhiều trên phần vỏ trái hướng ra phía ngoài tán lá (trảng). Sự ăn phá của nhện trên vỏ trái làm trái bị nám và có hiện tượng Da lu (màu nâu, nâu đen, đồng đen) và da cám (vỏ hơi bị sần sùi hoặc không không trơn láng, màu nâu xám, xám trắng hoặc xám bạc. Khi mật số nhện cao, vỏ trái và lá như bị phủ một lớp lông sần sùi. Trái bị gây hại thường có vỏ dầy hơn bình thường và có kích thước nhỏ hơn các trái không bị gây hại. Khi mật số cao, nhện vàng cũng gây hại trên lá và cành non. Do chu kỳ sinh trưởng rất ngắn nên nhện vàng có khả năng bộc phát rất nhanh.

Bọ trĩ

  • Đây là loại côn trùng rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy được bằng mắt thường, thân hình thon dài, miệng rất cứng, khỏe, phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa làm cây suy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.

Bọ phấn

  • Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa, trưởng thành và ấu trùng bọ phấn đều có khả năng truyền bệnh virus và còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển gần như sống cố định một chỗ, bám bên dưới lá cây khi chích hút nhựa cây
  • Bọ phấn thường tấn công vào mùa nóng khô.

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

Nhện đỏ

Cây trồng khi bị nhện đổ tấn công sẽ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện đốm trắng, hoặc vàng li ti như hạt bụi gần các gân lá hoặc toàn bộ lá.
  • Nhìn lên ngọn cây lúc sáng sớm có ánh sáng xuyên qua, thấy tơ nhện xung quanh ngọn cây và những chấm nhỏ li ti như đầu kim di chuyển, đó là nhện đỏ.
  • Lật mặt dưới lá sẽ thấy những sợi tơ hoặc soi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhện đỏ li ti đang hoạt động.

Nhện trắng

  • Khiến cho những lá, những chồi hoa bị biến đổi về hình dạng.
  • Nước bọt có độc tố của nhện khiến cho ngọn cây bị xoắn, cứng và phát triển méo mó.
  • Thường hay được quan sát thấy trên những lá mới và ngọn non.
  • Những lá có nhện thường cong xuống và có màu đồng hay tía. Những lóng thu ngắn lại, và những chồi nách mọc ra nhiều hơn bình thường. Hoa không phát triển, và sự phát triển của câybị ức chế khi nhện tấn công với số lượng lớn.

Nhện rám vàng

  • Mặt dưới lá khi bị hại thường có màu nâu hơi đen hoặc hơi vàng. Cành nhỏ màu nâu hơi tím hoặc thâm đen
  • Khi cây chưa ra hoa kết trái, nhện sống ở tầng lá bánh tẻ là chính. Sau khi quả đậu, chúng di chuyển từ các lá dưới lên các lá trên và lên quả.
  • Cả nhện trưởng thành và nhận non tập trung chích hút dịch vỏ quả, khiến vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu xi măng hoặc màu nâu đen, thường được gọi là “rám/nám quả”. Triệu chứng hại điển hình là khi quả đủ lớn, vỏ quả có màu xám bạc, mất màu xanh hoặc vàng đặc trưng. Toàn bộ vỏ quả hay một diện tích lớn phía dưới quả có màu thâm hơi nâu hoặc thâm đen, làm giảm đáng kể giá trị thương phẩm. Nếu bị hại từ lúc quá nhỏ, quả không lớn được, có khi bị khô đét và rụng. Những quả bị hại thường tập trung ở chỗ rậm rạp trong tán lá hoặc nơi ít ánh sáng.

Bọ trĩ

  • Trên lá: Chúng chích hút làm cho lá chậm phát triển, lá ít xanh, có màu sáng bạc. Lá bị hại nặng có thể quăn queo, cây chùn đọt, sinh trưởng phát triển kém.
  • Trên hoa: Chúng chích hút nhựa làm cho cánh hoa bị thâm đen, nhụy hoa chảy nhựa. Nếu bị gây hại nặng sẽ làm cho hoa rụng hàng loạt.
  • Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây và gây hại mạnh trong điều kiện ấm nóng, khô, mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

Bọ phấn

  • Bọ phấn gây hại nghiêm trọng trên các cây họ cà, họ bầu bí… Cả bọ phấn non và bọ trưởng thành đều chích hút nhựa cây, chủ yếu ở ngọn và các lá non, làm lá biến vàng, khi mật độ cao gây hại nặng chỉ gân lá còn xanh, cây suy yếu, kém phát triển. Bọ phấn non chậm chạp hơn bọ phấn trưởng thành

Trong nhiều mùa vụ canh tác qua, bà con nông dân thường hướng tới biện pháp tiêu diệt nhện hại, bọ trĩ và bọ phấn (sử dụng các loại thuốc BVTV có tác dụng gây chết nhanh) đặc biệt là khi phát hiện quần thể chúng đã phát triển mạnh, gây hại nặng.

Tuy nhiên, nhện hại, bọ trĩ và bọ phấn hay côn trùng nói chung: chúng có bản năng sinh tồn. Các cá thể sống sót sẽ hình thành tính kháng trong quần thể. Lứa nhện hại, bọ phấn ở chu kỳ sau lại phát triển mạnh mẽ hơn chu kỳ trước và kháng thuốc. Vì vậy, chúng ta nên hướng tới giải pháp quản lý và kiểm soát tổng hợp:

  1. Phát hiện sớm sự xuất hiện của nhện hại, bọ phấn; đặc biệt vào điều kiện thời tiết phù hợp để chúng sinh sản-phát triển như giai đoạn tháng 05-06. Hoặc giai đoạn nguồn dinh dưỡng dồi dào như giai đoạn hoa, quả con và các lứa lộc mới.
  2. Sử dụng các loại thuốc BVTV ít độc với thiên địch của nhện hại, bọ phấn như: bọ rùa…
  3. Sử dụng kết hợp các hoạt chất thuốc có tác dụng gây chết nhanh với hoạt chất ức chế lột xác của ấu trùng để hạn chế tính kháng thuốc.

Nếu quý khách đang kiếm một giải pháp về thuốc bảo vệ thực vật đáng tin cậy, phù hợp và làm giảm tính kháng thuốc của nhện hại và bọ phấn. Công ty cổ phần BigFive Việt Nam xin giới thiệu tới Quý khách hàng và bà con sản phẩm COMAN 150WP

Công thức mới của chúng tôi có chứa hai hoạt chất pyridaben và clofentezine.

  • Hoạt chất Pyridaben có tác dụng lên giai đoạn trứng, ấu trùng và trưởng thành.
  • Hoạt chất mới Clofentezine có tác dụng mạnh lên giai đoạn trứng.
  • Sự kết hợp của hai hoạt chất này cho tác dụng trừ nhện cho chu kỳ đầu tiên và đặc biệt giảm số lượng quần thể ở chu kỳ sau.

* Hướng dẫn sử dụng:

  • Liều dùng: Pha 30gr cho bình 16 – 25 lít nước. Phun ướt đều tán lá cây trồng.

* Lưu ý:

  • Nên phun sớm khi nhện mới chớm xuất hiện hoặc vào đầu mùa nhện sinh trưởng và phát triển mạnh.
  • Thời kỳ mật độ nhện cao: nên kết hợp với các hoạt chất trừ nhện khác để giảm tính kháng và tăng hiệu quả kiểm soát nhện.

* Thời gian cách ly: Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 07 ngày.

Công ty Cổ phần BigFive Việt Nam kính chúc bà con một mùa vụ bội thu, được mùa được giá!

Tác giả: matvu02