Biện pháp quản lý và phòng trừ bệnh do nấm trên cây trồng

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH DO NẤM TRÊN CÂY TRỒNG

  • Nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Nhưng cũng là điều kiện thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh hại trên cây trồng, một trong các loại gây bệnh cho cây trồng là do nấm.
  • Bệnh hại trên cây trồng nói chung và bệnh do nấm gây ra nói riêng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản suất nông nghiệp. Vì vậy, việc phòng và trị bệnh do nấm gây ra là việc làm không thể thiếu. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về các loại bệnh này cũng như biện pháp phòng trừ hiệu quả là vấn đề được rất nhiều bà con quan tâm hiện nay.
  • Để có biện pháp quản lý và phòng trừ chúng ta cần phải hiểu biết về đặc tính của chúng.
  • Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con nông dân: nguyên nhân và cơ chế gây hại của nấm đến cây trồng.

MỘT SỐ BỆNH DO NẤM GÂY HẠI

Bệnh chết ẻo cây con

  • Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) do nhiều loại nấm hại gây ra như nấm Fusarium solani f.s.phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn và Thielaviopsis ,… Bệnh này phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ thấp, hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường. Đất bị trũng ứ đọng nước, là bệnh khá phổ biến đối với một số loại cây trồng như lạc (đậu phộng), cà chua, cà rốt, dưa, ớt… Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Hiện nay, bệnh chết cây con trên một số cây rau màu vẫn là vấn đề nan giải đối với nhiều nhà nông.

Triệu chứng bệnh và tác hại

  • Bệnh thường phát sinh trong giai đoạn nhỏ của cây, tuy nhiên thường gặp nhất khi cây vừa mới mọc hay mới trồng. Cây đang xanh tươi nhưng bị héo đột ngột vào ban ngày, nhất là giai đoạn buổi chiều. Vào ban đêm và đầu buổi sáng, cây có thể xanh lại nếu bệnh đang nhẹ. Quan sát ở phần thân cây sát mặt đất, có thể thấy thân cây bị teo tóp lại và biến màu, hoặc đôi khi thấy phần rễ cây bị hư thối. Nếu không có biện pháp phòng trừ đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây chết từng chòm hay cả vạt, làm mất mật độ vườn cây.

Bệnh sương mai

  • Bệnh sương mai được hình thành do một loại nấm mốc tên Pseudoperonospora. Bệnh thường xuất hiện trên các loại cây họ bầu bí, đặc biệt ở cây dưa, mốc Pseudoperonospora gây cả bệnh sương mai và giả sương mai.  Bệnh sương mai xuất hiện khi có tàn dư của các chất bảo vệ thực vật, và phát sinh, lây lan ngày càng mạnh trong điều kiện nóng ẩm.

Triệu chứng bệnh và tác hại

  • Triệu chứng: Bệnh sương mai trên cây bầu bí thường xuất hiện trên lá, đốm bệnh nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang vàng rồi thành màu nâu nhạt, thường bị giới hạn bởi gân lá. Lá bị vàng khi xuất hiện nhiều đốm, sau dần sẽ có các vùng cháy màu nâu trên lá, mô tế bào lá bị rách.
  • Bệnh sương mai nặng gây chết cây, trái thường ít bị tấn công nhưng bị nhỏ và vị nhạt.
  • Bệnh hại các bộ phận lá, thân, quả nhưng hại lá là chủ yếu. Trên lá, bệnh thường phát triển từ mặt dưới của lá. Phía trên lá có những chấm nhỏ màu vàng, sau lan rộng có màu nâu, dọc theo gân lá vết bệnh hình đa giác hoặc bất định. Mặt dưới lá, chỗ vết bệnh có lớp phấn mịn màu trắng xám. Bệnh nặng, lá bị biến dạng, lá bị khô, rách, dễ gãy, lá uốn cong lên, lá rụng sớm, cây phát triển kém.

Bệnh thối nhũn

  • Bệnh thối nhũn trên họ thập tự do nấm bệnh có tác nhân là chủng nấm Rhizoctonia. Do nấm tồn tại trong đất trồng, tàn dư gây ra.
  • Bệnh thối nhũn trái non trên cây ăn trái do nấm Phytophthora gây ra, đây là một chủng nấm gây hại rất nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng (tác nhân gây bệnh thối rễ, thối hoa, thối trái, xì mủ,…).

Triệu chứng gây bệnh

Trên cây thập tự:

  • Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, mất màu sau đó nhũn ra, bệnh gây thối từng lớp lá từ trên xuống dưới. Gặp độ ẩm không khí cao thấy có lớp tơ màu trắng bao phủ vết bệnh, không có mùi khẳm.
  • Bệnh hại trên hầu hết họ hoa thập tự nhưng quan trọng nhất là trên bắp cải. Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là những đợt bắp cải được bón quá nhiều phân đạm, được gieo trồng với mật độ dày, hay trồng trên ruộng đất thấp dễ ngập úng, ruộng đã trồng bắp cải trong nhiều vụ, nhiều năm liên tục…

Trên cây ăn trái:

  • Vết bệnh đầu tiên là những chấm nâu nhỏ trên trái, sau đó vết bệnh này lan rộng ra và chuyển màu đen. Các vết bệnh được bao phủ bởi một lớp phấn màu trắng xám của các bào tử nấm. Nấm bệnh sẽ ăn sâu vào bên trong phần thịt trái làm trái non nhũn ra và rụng.
  • Nấm bệnh lây lan rất nhanh từ trái này sang trái kia, cành này sang cành kia. Trên một chùm trái nếu có một trái bị thì những trái còn lại khó tránh khỏi và trong vài ngày có thể rụng cả chùm trái chỉ còn trơ cọng.

Nứt thân – xì mủ

  • Bệnh nứt thân xì mủdo nấm Phytophthora gây nên. Nấm tồn tại sẵn trong đất và tấn công cây khi gặp điều kiện thuận lợi. Những cây trồng bị thiếu canxi, trên vỏ cây thường xuất hiện các vết nứt, từ các vết nứt này nấm xâm nhập vào trong làm xì mủ (chảy nhựa).
  • Bệnh nứt thân xì mủ thường hay xuất hiện trên một số loại cây trồng kinh tế cao như mít, sầu riêng, cam, quýt, bưởi… Bệnh gây hại mạnh ở phần thân, gốc cây khiến cho vỏ cây nứt, thối nghiêm trọng, bệnh khiến cây không hút được đều nước và dinh dưỡng lên trên. Nếu để kéo dài cây sẽ vàng úa, héo khô và chết.

Triệu chứng gây bệnh và tác hại

  • Bệnh xì mủ trên cây có múi không chỉ gây hại ở gốc, rễ của cây mà còn làm thối cả trái ở gần mặt đất, trái trưởng thành, trái trong tán.
  • Trên thân phần gốc bị ủng nước, thối nâu, nứt. Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài, sau đó hóa đen. Một số cây sẽ bị thối phần rễ, vỏ rễ dễ tuột khỏi lõi, rễ có mùi hôi.
  • Một số cây bị nhiễm bệnh trên lá và cành khiến gân chính của lá bị vàng, cành bị chết ngược, cây bị chảy nhiều nhựa, tán lá xơ xác. Bệnh do nấm gây ra nên tốc độ lây lan rất nhanh, nếu không kiểm soát kịp thời bệnh sẽ trở thành dịch và rất khó chữa trị.
  • Bệnh làm tổn thương thân cây, ngăn cản quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng lên để nuôi cây. Làm cho cây còi cọc kém phát triển, lá vàng và rụng, lá non không mọc được, cành chết, cây không thể quang hợp lâu ngày sẽ dẫn đến chết cây.
  • Nếu cây bị bệnh trong giai đoạn nuôi trái, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng rụng trái rất nhiều. Làm giảm năng suất, thiệt hại về kinh tế
  • Bệnh nứt thân xì mủ thường được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn khá nặng.
  • Trên thân cành có các vết nứt ngắn, dài, từ vết nứt này có nhựa nâu chảy ra. Phần vỏ bị thối, lõi gỗ chuyển màu nâu.
  • Nấm bệnh ăn sâu vào trong mạch dẫn khiến quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và dinh dưỡng của cây bị gián đoạn, cây yếu dần, lá vàng trái rụng.

Bệnh vàng lá – thối rễ

  • Bệnh vàng lá thối rễ do tổ hợp một số tác nhân, trong đó nấm Fusarium solani là nguyên nhân chính gây hiện tượng thối rễ. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi xuất hiện cả nấm Phytophthora sp., tuyến trùng, … do tạo ra các vết thương giúp nấm gây bệnh xâm nhập nhanh hơn; rệp sáp hại rễ cũng có thể gây vàng lá nếu mật số cao.

Triệu chứng gây bệnh và tác hại

  • Bệnh vàng lá thối rễ là do nhiều tác nhân bao gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, tuyến trùng và nhện hại rễ gây ra. Bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng.
  • Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó đến lá trên; Chất lượng trái kém và bị rụng sớm; Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nếu không chữa trị kịp thời.
  • Nhánh cây bị bệnh hướng nào, thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

Bệnh xơ đen – thối trái

  • Đối với cây mít có các tác nhân gây hại làm thối quả như: thối nhũn (do vi khuẩn Dickeya dadantii), thối mềm (do nấm Rhizopus Nigricans), xơ đen (Pantoea stewartii).
  • Bệnh thối trái trên cây mít do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh ban đầu là đốm màu nâu đen, sau đó bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen.
  • Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa. Đặc biệt, nấm Rhizopus nigricans có thể phát triển trong môi trường axit với độ pH thấp 2.2, những vết thương trên quả do trầy xước hay do ruồi đục quả tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm gây hại nặng.

Triệu chứng gây bệnh và tác hại

  • Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.
  • Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh. Ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ màu xám, sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh thành như vết dầu loang theo nhiều hướng, lan rộng hơn theo chiều dọc trái. Vết thâm tạo thành viền mờ từ xám đến nâu nhạt ở tâm lan ra hết toàn bộ diện tích bề mặt vỏ trái chỉ sau khoảng một, hai tuần.
  • Vào giai đoạn cuối, trên vỏ trái bệnh chuyển sang màu đen rồi màu xám, quệt ngón tay có thể lấy ra thứ “bột” bào tử nấm. Soi trên kính lúp hay kính hiển vi thấy từ bề mặt vỏ trái mọc ra rất nhiều túi bào tử. Trong trường hợp nấm Rhizopus nigricans đã hoàn tất sản sinh bào tử thì nước là con đường phát tán chúng vào đất.

Để quản lý các loại dịch hại nêu trên một cách hiệu quả nhất, Công ty Cổ phần BigFive Việt Nam xin gửi tới Quý độc giả và bà con một số biện pháp phòng trừ tổng hợp sau đây:

Biện pháp canh tác:

  • Luân canh cây trồng: luân canh với các loại cây không phải là ký chủ của bệnh sẽ ngăn cản sự tích lũy, sinh sản và làm giảm số lượng nguồn bệnh ở trong đất.
  • Kỹ thuật làm đất: cày vùi lớp đất sâu 15-20 cm để làm mất sức nảy mầm của nấm hạch, tàn dư lá bệnh mau mục. Kỹ thuật lên luống cao hay thấp, thoát nước hay không thoát nước đều có tác dụng ảnh hưởng tới mức độ bị bệnh của cây trồng (bệnh lở cổ rễ).
  • Phân bón: dùng phân đúng lúc, đúng cách.
  • Thời vụ gieo trồng: chọn thời vụ gieo trồng thích hợp.
  • Chế độ tưới nước: chế độ tưới nước hợp lý, cây sinh trưởng tốt sẽ có tác dụng khống chế bệnh.
  • Vệ sinh đồng ruộng để tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
  • Sử dụng giống chống bệnh: sử dụng một số loại giống chống bệnh phù hợp với từng vùng địa lý, đất đai, khí hậu.

Biện pháp sinh học:

  • Sử dụng các siêu ký sinh: Nấm Verticillium, Nấm Cicinnobolus cesatii…
  • Sử dụng các vi sinh vật đối kháng và chất kháng sinh: Nấm Trichoderma hazianum, Nấm Trichodema viride…

Biện pháp vật lý và cơ lý học:

  • Dùng nước muối có tỷ trọng cao, nước bùn để loại bỏ hạt lép, tạp chất trước khi gieo hạt.
  • Nhổ bỏ cây bệnh, cỏ dại, thu dọn sạch đem đốt hoặc chôn vùi ngay.
  • Xử lý hạt giống bằng nhiệt.
  • Cắt bỏ và đốt cành lá cây mắc bệnh.

Biện pháp hóa học:

  • Sử dụng thuốc trừ bệnh Bavacol 500WP của Công ty Cổ phần BigFive Việt Nam.

Sản phẩm Bavacol 500WP có sự kết hợp hoàn hảo của hai hoạt chất Metalaxyl-M Propineb. Phổ rộng, trừ được nhiều loại bệnh do nấm gây ra.

  • Hoạt chất Metalaxyl-M kìm hãm sinh tổng hợp protein trong nấm bằng cách gây trở ngại cho việc tổng hợp RNA của ribosom hay kìm hãm men nucleic RNApolymerase (Benalaxyl).
  • Hoạt chất Propineb ngăn cản sự trao đổi chất của nấm gây hại, làm cho nấm không tổng hợp được dinh dưỡng và chết đi.

+ Liều dùng: Pha 30gr cho bình 18-25 lít nước hoặc pha 300 – 350gr cho 01 phuy 200 lít nước, phun ướt đều tán cây trồng;

+ Thời gian cách ly: 7 ngày sau phun.

+ Lưu ý:

  • Nên phun sớm khi bệnh mới chớm xuất hiện. Thuốc có thể sử dụng để pha tưới gốc hoặc quét dung dịch lên vết bệnh nứt thân – xì mủ.
  • Nên phun sớm để kiểm soát bệnh vào đầu mùa mưa hoặc thời tiết có sương muối.
  • Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun trừ đồng loạt trên diện rộng và phun ướt đều tán lá cây.
  • Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất (có ghi trên nhãn bao bì).

Cảm ơn Quý độc giả và bà con đã theo dõi bài viết!

Công ty Cổ phần BigFive Việt Nam kính chúc bà con một mùa vụ bội thu, được mùa được giá!

Tác giả: matvu02