Một số loại sâu hại chính trên cây chè và biện pháp phòng trừ hiệu quả
Sản phẩm cây chè là một trong những nguồn thu nhập chính cho người dân ở nhiều tỉnh thành của nước ta. Hiện nay, cây chè đang trong giai đoạn cho búp nhiều. Tuy nhiên, để cây chè cho năng suất cao và ổn định, ngoài việc thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cây thì vấn đề quản lý dịch hại là rất quan trọng. Đặc biệt là những đối tượng có khả năng gây hại lớn và bùng dịch nhanh, làm giảm năng suất và chất lượng chè như rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ.
Rầy xanh
– Điều kiện thuận lợi cho rầy xanh gây hại và phát triển mạnh là lúc thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng hoặc nắng mưa xen kẽ.
– Triệu chứng gây hại: Rầy xanh dùng vòi hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và hai đường gân phụ của lá non, gây nên những vết châm nhỏ như kim châm làm cho lá non bị tổn thương, việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến lá non bị trở ngại. Những lá này nếu gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép lá đến 1/2 lá. Phần còn lại trở lên cong queo cằn cỗi. Bị hại nhẹ lá có thể biến thành màu hồng.
Hình ảnh rầy xanh và triệu chứng gây hại trên cây chè
Bọ cánh tơ
– Điều kiện thuận lợi cho bọ cánh tơ gây hại và phát triển mạnh là trong điều kiện thời tiết khô, nóng.
– Triệu chứng gây hại: Bọ cánh tơ cư trú và gây hại ở cả mặt trên và mặt dưới lá chè non, tôm, cuống búp. Chúng hút tạo thành những vết rách và chấm khi lành sẹo tạo thành những vết sần sùi màu nâu xám và có những vết nứt ngang. Búp chè bị hại có biểu hiện thô, cứng và cằn lại, lá biến dạng cong queo hoặc nhăn.
Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, búp chè chùn lại, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo. Nhìn toàn bộ nương chè từ xa như thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.
Hình ảnh bọ cánh tơ và triệu chứng gây hại trên cây chè
Bọ xít muỗi
– Bọ xít muỗi có thể sống và gây hại quanh năm; tuy nhiên khi vào mùa mưa, khí hậu mát mẻ, ẩm ướt và nhất là khi cây ra lá, đọt non bọ xít muỗi sẽ xuất hiện nhiều và gây hại nặng.
– Triệu chứng gây hại: Bọ xít muỗi tập trung chích hút búp chè vào lúc sáng sớm, chiều tối. Khi có ánh nắng mặt trời, cả bọ xít non lẫn trưởng thành đều lẩn trốn, ẩn mình dưới tán chè.
Bọ xít muỗi dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử trên lá non, cành; tạo thành các vết sẹo trên lá, gây chết chồi, cành cây hoặc toàn bộ cây. Các vết chích lúc đầu trong như giọt dầu sau đó nhanh chóng chuyển thành màu nâu, đốm đen (đốm to nhỏ tùy bọ non hay trưởng thành gây hại), vết chích để lại các vết sẹo, lõm làm giảm giá trị thương phẩm; ngoài việc gây hại trực tiếp, vết chích còn tạo điều kiện để nấm bệnh xâm nhập nên thiệt hại càng nặng.
Hình ảnh bọ xít muỗi và triệu chứng gây hại trên cây chè
Để quản lý các loại dịch hại nêu trên một cách hiệu quả nhất, Công ty CP Bigfive Việt Nam xin gửi tới Quý độc giả và bà con một số biện pháp phòng trừ tổng hợp sau đây:
– Biện pháp canh tác: Chăm sóc cây khỏe (trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối…); giữ nương chè sạch cỏ, tránh trồng xen hoặc trồng xung quanh nương chè các cây trồng là ký chủ của dịch hại (cây họ hoà thảo, cây thân bụi…); đốn, hái chè đúng kỹ thuật, đúng thời điểm.
– Biện pháp thủ công: Loại bỏ lá bị sâu, trứng sâu hại, bắt giết sâu non, trưởng thành khi mật độ sâu thấp. Thu gom tàn dư mầm mống gây hại tiêu hủy làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tưới phun mưa trực tiếp vào búp chè, tán chè.
– Biện pháp sinh học, sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ hợp lý, cung cấp nơi cư trú cho các loại thiên địch,…
– Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ sâu Despak 30SC của Công ty CP Bigfive Việt Nam.
Thuốc trừ sâu Despak 30SC là sản phẩm có sự kết hợp hoàn hảo của 02 hoạt chất: Clothianidin và Pymetrozine. Hai hoạt chất trên có cơ chế thấm sâu mạnh và lưu dẫn cực nhanh. Thuốc có hiệu quả phòng trừ cao đối với rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ trĩ, bọ phấn, ruồi vàng đục quả và nhóm côn trùng chích hút khác.
+ Liều dùng: Pha 20 – 25ml cho bình 18 – 20 lít nước.
+ Thời gian cách ly 7 ngày.
* Một số lưu ý:
– Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để đạt hiệu quả phòng trừ cao hơn.
– Khi dịch gây hại nặng cần phun nhắc lại lần 2 cách 5 ngày và cần kết hợp thêm thuốc khác để trừ dịch được hiệu quả hơn.
– Pha thuốc xong cần khuấy đều nước thuốc trong bình phun. Phun ướt đều tán lá cây.
– Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun trừ đồng loạt trên diện rộng và phun ướt đều tán lá cây.
– Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất (có ghi trên nhãn bao bì).
Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần thường xuyên kiểm tra phòng trừ các loại sâu, nhện và các loại bệnh hại khác để chủ động phun trừ.
Hình ảnh bà con nông dân sử dụng sản phẩm Despak 30SC
phun trừ dịch hại trên cây chè tại Thái Nguyên
Cảm ơn Quý độc giả và bà con đã theo dõi bài viết!
Công ty Cổ phần BigFive Việt Nam kính chúc bà con một mùa vụ bội thu, được mùa được giá!
Tác giả: matvu01