Xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Hiện nay cây sầu riêng là một trong những cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu rất lớn do đó diện tích cây sầu riêng đang tăng dần kéo dài từ Tây Nam Bộ lên tới Tây Nguyên. Một trong những bệnh hại nguy hiểm đáng sợ trên cây sầu riêng đó là bệnh nứt thân xì mủ.

Bệnh nứt thân xì mủ là gì?

Nứt thân xì mủ là loại bệnh phổ biến và gây thiệt hại nặng nề nhất đến vườn cây sầu riêng nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh nứt thân xì mủ không chỉ gây hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng mùa vụ và kinh tế của người nông dân.

Để chặn đứng bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng, BigFive xin giới thiệu bà con giải pháp quản lý nấm bệnh mới BAVACOL 500WP – CHẶN ĐỨNG NẤM BỆNH với những đặc tính ưu Việt.

Tác nhân gây bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nguyên nhân sâu xa là sức khỏe, sinh lý cây có vấn đề.

Có thể nói, nấm Phytophthora sp. là loại nấm khắc tinh của nông dân và nhà vườn bởi loài nấm này gây ra nhiều loại bệnh hại và tấn công trên nhiều chủ thể cây trồng khác nhau.

Vết bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Bệnh nứt thân xì mủ gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây sầu riêng, nhưng trong đó gây hại chủ yếu lên phần cổ rễ của cây. Đây được xem là ổ bệnh nứt thân xì mủ mà nấm Phytophthora sp. gây hại tập trung nhất. Nhiều trường hợp, bà con nông dân tập trung điều trị các vết bệnh nứt thân xì mủ ở các vị trí khác trên cây sầu riêng vì bỏ qua phần ổ bệnh ở cổ rễ, khiến quá trình trị bệnh kéo dài và không thể trị dứt điểm.

Trên cổ rễ:

Rễ có dấu hiệu bị xì mủ, bị thối và có màu nâu đen. Nếu để lâu ngày, bệnh nặng, rễ sẽ chết dần làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây, khiến cây phát triển chậm. Sau đó nấm Phytophthora sp. lan dần, tấn công gây hại lên các bộ phận khác của cây.

Trên thân, cành:

Biểu hiện của bệnh nứt thân xì mủ trên thân cây sầu riêng

Vết bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora sp. gây ra là vết chảy nhựa màu nâu đỏ. Nhìn chung chúng ta cảm giác vị trí vết bệnh bị ướt như bị thối. Dọc theo thân cây xuất hiện những vết nứt. Vỏ và lớp thân gỗ bên dưới vết bệnh dần chuyển sang màu hồng nhạt, có đan xen những vết màu tím. Theo thời gian, nấm khuẩn sẽ tấn công lan dần vào bó mạch gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây.

Trên lá:

Khi bệnh mới bắt đầu gây hại, vết bệnh xuất hiện trên mặt lá là những đốm nhỏ màu đen nâu. Chúng lây lan tới tốc độ rất nhanh, sau đó lá dần chuyển sang màu vàng rồi đến màu nâu, lá có hiện tượng bị nhũn rồi khô dần lại và rụng.

Trên trái:

Vết bệnh xuất hiện dọc theo chiều từ cuống trái lan xuống xung quanh trái dưới hình dạng là những chấm nhỏ nâu đen. Vết bệnh nặng sẽ phát triển loang lổ hoặc hình tròn màu nâu trên vỏ trái sầu riêng. Khi trái già, tại vị trí vết bệnh có nhiều sợi nấm màu trắng, vỏ trái nứt ra và phần thịt bên trong trái bị thối. Thông thường, bệnh nứt thân xì mủ sẽ làm trái sầu riêng rụng trước khi chín.

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Trong quá trình chăm sóc cây trồng, nếu không hiểu rõ về yếu tố phát sinh bệnh hại thì trong các biện pháp tác hằng ngày rất dễ tạo điều kiện để bào tử nấm Phytophthora sp. nảy mầm và phát triển, chẳng hạn như:

  • pH đất thấp, đất bạc màu, thiếu hữu cơ.
  • Trời mưa, độ ẩm cao
  • Dinh dưỡngcây trồng không cân đối.
  • Tuyến trùng, mối, côn trùng chích hút tấn công rễ cây, tạo vết thương hở khiến nấm bệnh dễ xâm nhập.
  • Trồng cây sâu dưới mặt đất, cổ rễ bị chôn lấp khiến phần gốc cây thường xuyên bị đọng nước.
  • Cây bị stress do xiết nước trong giai đoạn xử lý ra hoa hoặc cây bị ngập nước.
  • Cây bị suy yếu trong thời gian mang trái
  • Sinh lý cây trồng có vấn đề do đất bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, đất bị chai,…hoặc cây bị ngộ độc thuốc như paclorbutrazol, phân hóa học…

Biện pháp phòng trừ và loại bỏ bền vững bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Nguồn bào tử nấm Phytophthora sp. luôn tồn tại trong đất và không có cách nào có thể tiêu diệt chúng triệt để, tuy nhiên để cây trồng chống lại sự tấn công của nấm bệnh và không bị bệnh nứt thân xì mủ thì điều thiết yếu đầu tiên chúng ta cần làm:

  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối cho cây sầu riêng.
  • Đảm bảo đất tơi xốp, pH không quá thấp.
  • Sử dụng phân hữu cơ định kì để làm đất tơi xốp và vi sinh phát triển.

Biện pháp canh tác

  • Không trồng cây ở mật độ quá dày.
  • Thường xuyên cắt tỉa cành để vườn thông thoáng, đón nắng mặt trời để giảm độ ẩm trong vườn.
  • Thu gom các tàn dư cây trồng, tẩy rong rêu trong vườn định kỳ để phá huỷ môi trường lưu trí của bào tử nấm bệnh và côn trùng chích hút.
  • Kiểm tra pH đất, nâng độ pH đất lên mức 5,5 – 6,5 để cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt
  • Kiểm tra cổ rễ thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị dứt điểm ổ bệnh nứt thân xì mủ.
  • Đào rãnh, xẻ mương để đảm bảo thoát nước tốt

Biện pháp điều trị

Để chặn đứng nấm bệnh, BigFive giới thiệu bà con giải pháp quản lý nấm bệnh mới BAVACOL 500WP- CHẶN ĐỨNG NẤM BỆNH mới với những đặc tính ưu việt:

  • Kiểm soát nấm bệnh trên nhiều loại cây trồng, chặn đứng ngay lần phun đầu tiên
  • Sự kết hợp đầu tiên ở Việt Nam giữa 2 hoạt chất Metalaxyl dòng M và Probineb có tác dụng tiếp xúc, thấm nhanh và lưu dẫn mạnh.
  • Dạng bột siêu mịn, có độ phủ tốt và có độ bám dính cao trên bề mặt lá khi phun, có thể phun bằng máy bay ngoài ra Bavacol 500WP còn cung cấp vi lượng kẽm(Zn++) cho cây trồng làm lá luôn xanh hơn, cứng cây, bộ lá thẳng đứng, đồng thời làm tăng khả năng chống chịu tất cả các bệnh tăng năng suất và chất lượng nông phẩm.
  • Đặc biệt thuốc này kích thích bộ rễ cây phát triển rất mạnh, rễ nhiều hơn, dài hơn do đó khắc phục tốt bệnh xì mủ.

    Biện pháp thực hiện:

        Bước 1: Xử lý vết bệnh

  • Cạo sạch vết nhựa mủ tại vết bệnh
  • Pha 300gr Bavacol 500WP vào cốc nhựa 500ml quét trực tiếp lên vết bệnh.( Một lần pha có thể quét 10 gốc)

Cạo sạch vết bệnh

Pha thuốc vào cốc

Quét trực tiếp lên vết bệnh, nếu thời tiết mưa nhiều có thể sử dụng màng bọc thực phẩm che lại

Vết bệnh khô sau 7 ngày

Bước 2: Xử lý nguồn lây bệnh

Nếu vào mùa mưa nên dọn dẹp cỏ trên liếp cho thoáng mát và pha Bavacol 500WP tỉ lệ 1gr/1lit nước tưới đều xung quanh gốc

Cám ơn quý độc giả và bà con đã theo dõi bài viết!

Công ty Cổ phần BigFive Việt Nam chúc bà con mùa vụ thắng lợi, trúng mùa được giá.

Tác giả: Truongvungsonghau